Phát triển nông thôn, ngành học được đặc biệt quan tâm trong bối cảnh mới, nhu cầu nhân lực cho chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn rất cao nhằm thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Thủ tướng chính phủ (Quyết định số 150/QĐ-TTg, ban hành ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng chính phủ).
Phát triển nông thôn bao gồm tổ hợp những nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, văn hóa liên quan đến con người và các cộng đồng sống ở nông thôn theo các tiêu chí của quá trình phát triển bền vững.
Với những chính sách ưu tiên phát triển của Chính phủ, định hướng Phát triển nông thôn toàn diện mang đến cho người học ngành Phát triển nông thôn rất nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Sau đại học người học có cơ hội học tập cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) đúng chuyên ngành hoặc ngành gần. Do vậy, Phát triển nông thôn đang là ngành học hấp dẫn, nhiều cơ hội làm việc, cơ hội trãi nghiệm, học tập nâng cao năng lực chuyên môn trong và ngoài nước.
I. THÔNG TIN CHUNG
– Tên chương trình đào tạo: Phát triển nông thôn (Rural Development)
– Trình độ đào tạo: Đại học
– Mã ngành đào tạo: 7620116
– Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Thời gian đào tạo: 4 năm
– Loại hình đào tạo: Chính quy
– Khối lượng kiến thức toàn khóa: 135 tín chỉ
– Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
Xem thêm thông tin tuyển sinh năm 2024 tại đây
II. CÁC KHỐI KIẾN THỨC/ MÔN HỌC
Sinh viên theo học ngành Phát triển nông thôn sẽ được học và trang bị các khối kiến thức về:
Cơ sở ngành: đánh giá phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, chính sách phát triển nông thôn và khởi nghiệp, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuối, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, xã hội học và xã hội học nông thôn.
Chuyên ngành: Marketing nông nghiệp, tổ chức sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, phân tích sinh kế, kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác xã hội, quản lý tài nguyên, quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm, truyền thông và tổ chức sự kiện, thương mại điện tử.
Kỹ năng: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, khởi nghiệp kinh doanh.
III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Kiến thức
Có kiến thức cơ bản về thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội. Kiến thức cơ sở ngành về phát triển kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Các kiến thức chuyên ngành sâu về lĩnh phát triển nông thôn, tổ chức quá trình sản xuất, thực hiện các chương trình dự án phát triển, xây dựng nông thôn tiên tiến.
Kỹ năng
Có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn tiên tiến, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển, tư vấn các vấn đề phát triển và khởi nghiệp theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; chịu trách nhiệm cá nhân và nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành phát triển nông thôn, giám sát các chương trình phát triển.
IV. CHUẨN ĐẦU RA
- Kiến thức
Chọn được kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật để giải quyết công việc và các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chọn được kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.
Dự báo tình hình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường để quản lý các vấn đề liên quan đến sản xuất nông lâm thủy sản và phát triển nông thôn một cách khoa học và hiệu quả.
Thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả các chương trình phát triển nông thôn.
- Kỹ năng
Kỹ năng nhận thức: xác định, lựa chọn các giải pháp giải quyết và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành phát triển nông thôn một cách phù hợp
Kỹ năng thực hành: phát triển ý tưởng, xây dựng mô hình phát triển nông thôn phù hợp; có kỹ năng quản lý hành chính, xây dựng chương trình, dự án phù hợp với việc phát triển ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn.
Kỹ năng số, nghiên cứu và tính toán: xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực chuyên môn; kỹ năng phân tích, tổng hợp dữ liệu và trình bày các kết quả thực hiện, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc.
Kỹ năng mềm: sử dụng hiệu quả các hình thức giao tiếp, thuyết trình, đàm phán và thuyết phục trong học tập và nghề nghiệp; giao tiếp bằng ngoại ngữ trong học tập và nghề nghiệp, tối thiểu đạt trình độ bậc 3/6 của Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; làm việc nhóm và hợp tác trong và ngoài lĩnh vực chuyên môn
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Năng lực thực hành nghề nghiệp: Thực hiện được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một cử nhân ngành phát triển nông thôn, chủ động, sáng tạo và linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi trong công việc và môi trường phát triển bền vững.
– Trách nhiệm với xã hội: Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hóa.
Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án và cơ chế, chính sách, trong đó tập trung và nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
V. VỊ TRÍ VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
– Các cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với chuyên ngành gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn, và các phòng ban thuộc UBND các cấp.
– Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành: Trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và trường đào tạo nghề, Viện/Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm ngư nghiệp.
– Các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế có liên quan đến lĩnh vực PTNT: Các tổ chức phi chính phủ (NGOs), Doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn, công ty cổ phần, công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức phi lợi nhuận,…
Xem thêm Cơ hội việc làm ngành Phát triển nông thôn tại đây
VI. THÔNG TIN KHÁC
– Ngày hội Open Day của trường Đại học Nông Lâm và Khoa Phát triển nông thôn
THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN TUYỂN SINH
Hotline: 0888.011.101; 0234.3523845;
Email: tuyensinh@huaf.edu.vn;
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn; ptnt.huaf.edu.vn; ptnt.edu.vn; huaf.edu.vn;
Zalo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế